Đăng Nhập
  
chinh phu dien tu
  
 Lượt truy cập
  
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM ,BIỆN PHÁP VỀ THỰC HIỆN ĐỎI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

A.CƠ SỞ XUẤT PHÁT CHUYÊN ĐỀ:
-Đổi mới kiểm tra đánh giá là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quan trọng nhất của giáo dục .
-Kiểm tra định kì đã có hướng dẫn, triển khai cụ thể, việc thực hiện đã đi vào nền nếp nhưng có thể còn những khó khăn vướng mắc cần giải quyết hoặc thống nhất, hay phổ biến những kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn.
-Kiểm tra thường xuyên là một khía cạnh nhỏ trong kiểm tra đánh giá học sinh, không có gì mới nên giáo viên ít chú ý vì thế khi thực hiện còn có chút tùy tiện, chưa thật khoa học, chuẩn mực sư phạm, hiệu quả chưa cao, thậm chí còn kém tác dụng giáo dục, đánh giá học sinh chưa thật chính xác.
-Chúng ta đang thực hiện chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá của bộ, tuy nhiên các văn bản, tài liệu của bộ cũng chỉ nói chung, tập trung vào hình thức kiểm tra định kì, ít đề cập đến kiểm tra thường xuyên.
-Tình trạng học sinh lười học, học vẹt vẫn còn khá phổ biến phần nào đó cũng có nguồn gốc từ cách kiểm tra đánh giá của giáo viên.
. - Hiện nay thực tế còn rãi rác một số tồn tại, hoặc một số quan điểm khác nhau cần được thống nhất. Khi có quan điểm đúng đắn và có sự thống nhất thì sự kiểm tra đánh giá học sinh càng có hiệu quả cao,công bằng, chính xác hơn.

B. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM ,BIỆN PHÁP CHUNG
-Kiểm tra trên cơ sở chuẩn kiến thức ,kĩ năng nhưng nên có phần vượt chuẩn chiếm tỉ lệ nhỏ ( khoảng 10 - 20%) để phân hóa học sinh. Tuy nhiên giáo viên phải có cơ sở để chắc rằng học sinh giỏi sẽ làm được, tránh trường hợp phần vượt chuẩn quá khó, xa lạ, mang tính chất đánh đố học sinh.
-Phải kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và kiểm tra. Giáo viên phải có kế hoạch ngay từ đầu về những nội dung kiểm tra để khi giảng dạy tập trung xoáy kĩ cho học sinh nắm chắc các nội dung trọng tâm ,như thế khi ôn tập sẽ nhẹ nhàng hơn và hiệu quả kiểm tra sẽ cao hơn.
-Kiểm tra đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự học, động viên sự cố gắng ,hứng thú học tập và ý thức sáng tạo của học sinh, chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình. Chú ý hướng dẫn học sinh phương pháp học tập để kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả cao. Không buộc học sinh những ghi nhớ máy móc không cần thiết.
-Các môn khoa học xã hội chú ý kiểm tra đánh giá theo hướng câu hỏi mở gắn với thời sự quê hương đất nước, nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn để học sinh được trình bày chính kiến của bản thân.
-Chú ý sửa lỗi cho học sinh với những lời nhận xét nhẹ nhàng, động viên, trả bài kịp thời để học sinh rút kinh nghiệm ,điều chỉnh tốt hơn. Nghiêm khắc xử lí các trường hợp không trung thực trong làm bài kiểm tra.
-Coi trọng việc phân tích kết quả kiểm tra để điều chỉnh nội dung kiểm tra và hoạt động giảng dạy cho phù hợp và hiệu quả. Chú ý tham khảo đề kiểm tra ở sách tham khảo, trên mạng hoặc ở trường bạn để hoàn thiện đề kiểm tra của mình.

C. THỰC HIỆN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ.
-Đề kiểm tra định kì phải có sự thống nhất cao , được duyệt kĩ trong tổ nhóm với đầy đủ đề cương ôn tập, ma trận, đề kiểm tra ,đáp án hợp lí ,chính xác . Nội dung kiểm tra phải được rãi tương đối đều trong chương trình, không nên tập trung ở vài nội dung. Số lượng, độ dài, độ khó câu hỏi ôn tập kiểm tra phải hợp lí ,vừa sức HS .Trong ma trận đề yêu cầu mức độ vận dụng nên phân bố ở cả trắc nghiệm và tự luận tránh trường hợp phần vận dụng chỉ nằm trong tự luận hoặc phần trắc nghiệm chỉ là nhận biết. Trong đáp án độ dài và độ khó của đáp án phải phù hợp với số điểm, biểu điểm của đáp án phải chi tiết và hợp lí.
-Nên vận dụng đúng hình thức ôn tập để đảm bảo kết quả khách quan ,công bằng, chính xác.
-Ngoài những môn kiểm tra 1 tiết tập trung như văn , toán, các môn còn lại nên có 2 đề xáo từ 1 đề chung hoặc 2 đề tương đương để đảm bảo khách quan.
-Sau kiểm tra , đối với những môn không có tiết trả bài kiểm tra nhất thiết phải bố trí khoảng thời gian cần thiết ở đầu tiết sau để rút kinh nghiệm những lỗi phổ biến để cả lớp nắm được. Điều này giúp HS nắm chắc thêm được nhiều kiến thức và khắc phục được nhiều lỗi có thể vấp phải sau này.
-Cần cân đối phù hợp giữa nội dung kiểm tra và thời gian làm bài. Tránh trường hợp HS trung bình làm thừa thời gian hoặc HS giỏi làm bài vừa kịp hoặc không kịp giờ.

D. THỰC HIỆN KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN:
1.Kiểm tra miệng :
Từ kiểm tra miệng do chúng ta dùng theo thói quen từ xưa dến nay , thực ra từ nên dùng là kiểm tra bài cũ thì đúng hơn, bởi vì yêu cầu kiểm tra ngày nay học sinh không chỉ trình bày bằng miệng mà còn nhiều kiểu trình bày khác như chỉ bản đồ, làm bài tập trên bảng, vẽ hoặc điền vào sơ đồ tư duy…
Hình thức này giáo viên thường thực hiện vào đầu giờ nhưng không nhất thiết lúc nào cũng phải đầu giờ, mà ngay trong lúc học bài mới giáo viên vẫn có thể tiến hành kiểm tra bài cũ với điều kiện nội dung giảng bài mới có liên quan đến bài cũ.
Hình thức này đòi hỏi giáo viên phải có trình độ ,bản lĩnh về chuyên môn, phải biết phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt giữa giảng bài mới và kiểm tra bài cũ, thực hiện đúng lúc, có sự chuẩn bị kĩ câu hỏi kiểm tra có liên quan và dự kiến học sinh trả lời. Điều này giáo viên nên báo trước đầu giờ học cho cả lớp chuẩn bị.Kiểu kiểm tra này có ưu điểm là linh hoạt, tiết học sinh động nhẹ nhàng và có thể tiêt kiệm được một ít thời gian vàng ngọc nhất là đối với những bài có nội dung dài.Nó cũng có nhược điểm là học sinh luôn thấp thỏm chờ kiểm tra cho nên việc tập trung vào bài mới có hạn chế. Tuy nhiên nếu giáo viên thường kiểm tra kiểu này, học sinh cũng sẽ quen đi và ảnh hưởng cũng không đáng kể.

a.Một số yêu cầu, quan điểm cần thống nhất :
-Cần thống nhất quan điểm trong kiểm tra bài cũ là hiểu bài quan trọng hơn thuộc bài bởi vì hiểu bài sẽ còn lại trong trí não học sinh ,còn việc thuộc bài sẽ mất đi theo thời gian.Nói như thế không có nghĩa là việc thuộc bài không quan trọng vì nhờ thuộc bài học sinh mới có thể vận dụng kiến thức tốt hơn và nhờ thuộc bài khi vận dụng hoặc đối diện với thực tế học sinh sẽ dần dần hiểu rõ và chắc kiến thức hơn. Từ đó nên có thống nhất là trường hợp học sinh dù không thuộc bài nhưng hiểu bài và trả lời đúng những câu hỏi gợi ý của giáo viên về chuẩn kiến thức kĩ năng vẫn có thể đạt trên điểm trung bình. Tuy nhiên cũng cần kèm theo điều kiện khống chế là chỉ có học sinh vừa thuộc bài vừa hiểu bài mới đạt được điểm 9, 10.
-Trước đây kiểu kiểm tra cũ của giáo viên thường thiên về thuộc bài nhiều hơn, tạo cho học sinh thói quen học vẹt Vì thế khi kiểm tra ,sau câu hỏi thuộc bài, giáo viên cần có câu hỏi tư duy nâng cao để hạn chế học vẹt, tạo ra sự phân hóa, đánh giá chính xác học sinh.Điều này cần có sự hướng dẫn của giáo viên ngay từ đầu năm về nội dung, yêu cầu kiểm tra miệng, cụ thể cần hướng cho học sinh tập trung 3 vấn đề chính : bài ghi ở vở, sách giáo khoa, lời giảng của thầy cô. Để nắm kĩ lời giảng của thầy cô học sinh cần rèn kĩ năng ghi chép nhanh lời giảng của thầy cô ở những phần kiến thức khó .Khi học bài kết hợp xem lại phần ghi đó để nắm lại bài chắc hơn, khi kiểm tra sẽ có kết quả cao hơn.Khi kiểm tra giáo viên cũng đặt câu hỏi xoay quanh 3 vấn đề chính đó.
-Để có sự đánh giá công bằng và hợp lí trong kiểm tra miệng cũng cần nên có sự thống nhất về biểu điểm chuẩn trong kiểm tra miệng. Ví dụ học sinh thuộc bài hoặc trả lời đúng đủ các chuẩn kiến thức kĩ năng đạt điểm 6. Còn lại 4 điểm là các câu hỏi tư duy, vận dụng, nâng cao, vượt chuẩn.
-Khi kiểm tra giáo viên phải thực hiện đúng yêu cầu sư phạm, chuẩn mực về tác phong ,ngôn ngữ. Về tác phong phải nhẹ nhàng ,thân thiện, không nặng nề, đằng đằng sát khí, hạch sách, la mắng và tuyệt đối không nên có lời lẽ xúc phạm nhân phẩm của học sinh. Về ngôn ngữ phải rõ ràng dễ hiểu , có tính sư phạm.
Ví dụ sau khi kiểm tra, cô giáo nhận xét,đánh giá học sinh xong cô nói : “Em học rất tốt ,cô cho em 9 điểm” là không đúng về mặt sư phạm mà phải nói “em đạt điểm 9”.
-Một số giáo viên thường không kiểm tra sau bài thực hành hoặc ở bài mới có nội dung dài .Điều đó xét về mặt sư phạm là không hợp lí bởi vì kiểm tra là một quy trình sư phạm để phản hồi thông tin từ học sinh đến giáo viên.Từ đó giáo viên mới đánh giá đúng nhận thức của học sinh và điều chỉnh hoạt động sư phạm của mình nếu cần. Đối với giáo viên có bản lĩnh chỉ cần thời gian rất ngắn vẫn có thể thực hiện tốt bước kiểm tra miệng. Nếu giáo viên lơi lỏng việc kiểm tra sẽ tạo cho học sinh thói quen không chuẩn bị bài rồi tự biện hộ cho mình bằng những suy nghĩ như: “ mấy khi thầy kiểm tra đâu mà học!” hoặc “ xui lắm mình mới bị”.
- Cần thực hiện kiểm tra cả kiến thức kĩ năng ,khả năng vận dụng ,thậm chí có thể cả về tư tưởng thái độ của học sinh . Câu hỏi đương nhiên phải dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng nhưng phải có kèm câu hỏi nâng cao, vượt chuẩn nhưng tỉ lệ điểm nâng cao vượt chuẩn không nhiều. Chú ý sử dụng đồ dùng dạy học như bản đồ, tranh ảnh để kiểm tra kĩ năng, kiến thức của học sinh.
-Khi kiểm tra cần quan sát chú ý nề nếp tập trung theo dõi của cả lớp, câu hỏi phải khái quát được bài cũ hoặc ít nhất cũng tập trung ở trọng tâm quan trọng nhất của bài cũ, chú ý sự nhận xét đánh giá chính xác, bổ sung đầy đủ, chú ý cho học sinh nhận xét đánh giá phần trả lời của bạn vì kiểm tra là cơ hội để giáo viên và học sinh củng cố hoàn thiện kiến thức bài cũ. Chú ý rèn HS kĩ năng diễn đạt trước tập thể.
-Khi kiểm tra nên đặt câu hỏi trước rồi gọi tên học sinh sau, câu hỏi phải được đặt từ dễ đến khó .Nội dung kiểm tra không nên dài quá .Nên có nhiều gợi ý để học sinh trả lời những ý chính và dễ của bài, nhất là đối với những học sinh không thuộc bài để học sinh có thể đạt được điểm trung bình. Có giáo viên khi gọi học sinh lên kiểm tra, học sinh đang ấp úng thì giáo viên đã hỏi ngay : “Có thuộc bài không ?” Học sinh trả lời : “Thưa không” . Giáo viên nói tiếp : “không thuộc thì điểm 1, về chỗ!”.Cách xử lí như vậy thật là kém sư phạm, không có tác dụng giáo dục học sinh và đánh giá học sinh không chính xác. Khi giáo viên đặt bút ghi điểm 1 điểm 2 cần cân nhắc là mình đã khai thác hết được nhận thức của học sinh chưa, không lẽ qua bài cũ học sinh không nắm được chút gì. Vì thế việc gợi ý là rất cần thiết. Nếu sau khi gợi ý học sinh vẫn thể hiện không nắm được gì thì cũng nên xem lại việc giảng dạy của giáo viên.
-Trường hợp học sinh không thuộc bài, cần xem lại khả năng và quá trình học tập của học sinh đó. Nếu là học sinh khá giỏi, có quá trình học tập tốt, nên cho kiểm tra lại lần sau nhưng với điều kiện trừ trước từ 1 đến 2 điểm vừa là để tạo cơ hội cho học sinh vừa để răn đe học sinh. Trường hợp học sinh có lí do chính đáng, bất khả kháng thì không nên trừ điểm. Có nhiều trường hợp học sinh không thuộc bài ,giáo viên nhận xét nhắc nhở và không cần xem xét cho học sinh về chỗ lần sau kiểm tra lại.Việc làm này thể hiện lòng thương yêu giúp đỡ học sinh, tạo cho học sinh cơ hội để học sinh cố gắng phấn dấu lần sau , có ý nghĩa giáo dục học sinh và cũng góp phần tạo cho mình có chất lượng giảng dạy bộ môn cao.Quan điểm này khá phổ biến ,xem ra có ý hay nhưng xét cho cùng về mặt sư phạm thì không đúng. Trước hết nó tạo ra sự không công bằng giữa các học sinh.
Ví dụ 1 học sinh khá có thuộc bài nhưng không kĩ lắm ( đạt điểm 5 ), có trả lời thêm được 1 ý tư duy nhỏ, được thêm 1 điểm = 6 điểm. Một em học sinh yếu khi kiểm tra lại lần sau thuộc bài đạt 6 điểm. Như vậy một học sinh yếu có điểm bằng học sinh khá. Điều đó còn dẫn đến chất lượng bộ môn không thực chất. Thứ hai, cách làm này vô tình tạo cho học sinh tâm lí chủ quan, lười học, cứ chờ khi nào thầy cô kiểm tra, mình không thuộc, thì lần sau kiểm tra lại, mình sẽ học, lo gì! Điều đó dẫn đến tình trạng lười học ngày càng phổ biến. Từ cách làm trên, có giáo viên lại vận dụng theo một hướng khác là lần đầu kiểm tra học sinh không nắm được bài ,giáo viên vẫn lấy điểm, lần sau kiểm tra lại lấy điểm cộng với lần đầu chia đôi. Cách làm này có vẻ công bằng ,chính xác hơn nhưng không phù hợp với thực tế vì thời gian không cho phép, việc sửa điểm trong sổ điểm phức tạp và có thể tạo ra sai sót về điểm số.

b.Một số điểm cần lưu ý thêm về kiểm tra miệng.
-GV nên sử dụng nhiều hình thức kiểm tra như làm bài trắc nghiệm trên bảng, trình bày trên bản đồ, làm bài viết nhanh, điền hoặc vẽ sơ đồ tư duy…
-Trong một học kì ,thời gian không cho phép kiểm tra hết cả lớp nên cần có những hình thức kiểm tra khác để bổ sung điểm như làm bài viết nhanh, chấm bài thực hành, cho điểm 10 động viên những học sinh có phát biểu hay, trả lời thông minh thể hiện nắm bài sâu sắc trong tiết học…
-Chú ý rèn luyện cho học sinh kĩ năng lập sơ đồ tư duy tóm tắt bài học .
-Cố gắng ghi bài thật ngắn gọn, chỉ cần có đủ các ý chính về chuẩn kiến thức kĩ năng tạo thuận lợi cho học sinh chuẩn bị bài, không có tâm lí chán ngán, lười học vì bài quá dài.
-Xử lí nghiêm những trường hợp không trung thực trong kiểm tra bài cũ.
-Chú ý sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm về các trường hợp cá biệt trong kiểm tra miệng.
- Đầu năm học giáo viên nên xem lại điểm môn học năm trước đánh dấu vào sổ điểm cá nhân những học sinh xuất sắc,hoặc yếu kém để tiện theo dõi ,so sánh đối chiếu, xem xét để đánh giá học sinh chính xác hơn.
-Cần chú ý học sinh khuyết tật như nói ngọng, sứt môi, chân vẹo…cần tế nhị sắp xếp lấy điểm kiểm tra miệng bằng các hình thức như chấm bài thực hành…để các em không phải xấu hổ trước bạn bè.

2.Kiểm tra 15 phút .
a.Một số yêu cầu, quan điểm cần thống nhất.
-Đôi khi giáo viên chỉ thực hiện loại kiểm tra này trong vòng 5 đến 10 phút để đảm bảo cho việc dạy bài mới. Điều đó cũng không gây ra ảnh hưởng gì xấu, không sai trái gì đáng kể. Tuy nhiên xét về chuyên môn giáo viên đã làm sai qui định về chuyên môn. Thực tế kiểm tra 15 phút mang tính chất toàn diện hơn kiểm tra miệng, nội dung nhiều hơn ,có ít nhất là 2 bài học trở lên , câu hỏi kiểm tra cũng phải phù hợp trong thời gian 15’.
-Về câu hỏi thông thường nên có 2 câu dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng và đương nhiên phải có phần tư duy nâng cao chiếm khoảng 4 điểm để phân hóa học sinh. Để tiết kiệm thời gian nhiều giáo không cho học sinh chép câu hỏi mà chỉ nhìn câu hỏi trên bảng để làm bài vào giấy. Điều đó là không đúng qui định vì bài kiểm tra 15’ học sinh phải lưu để rút kinh nghiệm, phụ huynh cũng có thể xem bài kiểm tra đó, vì thế cần phải có đầy đủ câu hỏi và phần trả lời để đối chiếu. Nếu không có câu hỏi không đảm bảo được tính sư phạm và có thể dẫn đến những thắc mắc khiếu nại không đáng có. Từ những lí do trên , bài kiểm tra 15’ nên có nhận xét, sửa lỗi cho học sinh, nhất là đối với những bài điểm thấp.
-Do không có qui định cụ thể thời điểm nào kiểm tra 15’ và để đảm bảo cho việc dạy bài mới nên nhất thiết giáo viên phải xem xét chọn thời điểm phù hợp và cần có sự thống nhất trong môn khối. Ví dụ môn Địa 9 học kì I nên chọn thời điểm tiết 5 ( Bài thực hành ) là phù hợp nhất vì ở cuối chương, bài thực hành ngắn.
-Do qui định của bộ môn Địa tối thiểu có 2 cột 15’ trong 1 học kì và do khó khăn về thời gian nên ngoài 1 cột 15’ bằng bài viết giáo viên có thể thực hiện chấm vở để lấy 1 cột kiểm tra 15’.Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả giáo viên phải có sự hướng dẫn, qui định cụ thể về việc chấm vở học sinh ngay từ đầu năm học. Ví dụ về thời gian chấm vở vào tháng giữa học kì, yêu cầu, nội dung chấm là chép bài đầy đủ, trình bày sạch đẹp (5điểm) chữ đẹp (1 điểm) có vẽ khoảng 4 bản đồ tương đương 8 biểu đồ đạt yêu cầu (4 điểm) , có thể chỉ sẳn cho học sinh những bản đồ ,biểu đồ quan trọng để học sinh chuẩn bị. Hình thức kiểm tra này có nhiều tác dụng tốt , trước hết giáo viên không khó khăn về thời gian của tiết dạy vì giáo viên thu vở chấm ngoài tiết học. Trong chương trình môn Địa không có tiết nào hướng dẫn học sinh kĩ năng vẽ bản đồ là một trong những kĩ năng cần thiết của môn Địa lí. Vì thế nhiều em học sinh lần đầu vẽ bản đồ Việt Nam chẳng khác gì một củ khoai lang.Hình thức kiểm tra này giúp các em tự rèn luyện kĩ năng vẽ bản đồ, biểu đồ qua đó nắm chắc thêm những kiến thức của bài học được thể hiện trên bản đồ, biểu đồ, tạo điều kiện cho các em đạt điểm cao trong kiểm tra. Việc chấm vở sẽ kiểm tra kĩ được việc ghi bài của cả lớp, đánh giá được phần nào sự cần cù ,chăm chỉ của từng học sinh.
Đối với một học sinh yếu ,cơ hội đạt điểm 10 gần như không bao giờ có . Đây chính là cơ hội để học sinh yếu với tới. Nếu học sinh yếu thực hiện đầy đủ các yêu cầu chấm vở đạt được điểm 10 thì sự cần cù chăm chỉ đó đã được đền bù hoàn toàn xứng đáng.
Hình thức kiểm tra này khá toàn diện, có nhiều ưu điểm, góp phần tạo nề nếp thói quen chăm chỉ học tập ngày càng tiến bộ hơn.

b.Một vài vấn đề cần lưu ý khác
-Cần báo trước cho học sinh về thời gian, nội dung kiểm tra 15’ có thời gian cho học sinh chuẩn bị chu đáo.
-Tiết có kiểm tra 15’giáo viên nên vào lớp sớm để đảm bảo thời gian.Nội dung kiểm tra cũng nên đảm bảo không vượt quá 15’.
-Kiểm tra 15’có thể tiến hành vào cuối tiết học.


Diên Khánh ngày 26.9.2013
Người viết

Nguyễn Xuân Mai

 
BẢNG ĐIỂM KHỐI 6 NĂM HỌC 2013-2014
Trường THCS Phan Chu Trinh tưng bừng trong niềm vui của lễ Tổng kết và phát thưởng năm học 2013 - 2014
Tình cảm của các em học sinh lớp 9 dành cho thầy cô giáo trường THCS Phan Chu Trinh qua “Lễ Tri ân” năm học 2013-2014
Trường THCS Phan Chu Trinh đạt thành tích cao tại kỳ thi IOE và VIO cấp tỉnh Năm học: 2013 -2014
LỊCH KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC: 2013 - 2014
Trường THCS Phan Chu Trinh tổ chức ngoại khóa “Vật lý vui” cho học sinh khối 7
Chào mừng kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 -26/3/2014) & Chung kết Hội thi “Tri thức học đường” năm thứ 3 –NH: 2013-2014
Chi bộ Trường THCS Phan Chu Trinh tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới
Trường THCS Phan Chu Trinh tổ chức hội thi “Tri thức học đường” vòng 2 năm thứ 3 năm học: 2013-2014
Trường THCS Phan Chu Trinh tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 8 “Mừng Đảng – Mừng Xuân” năm 2014 với chủ đề “Hội thi Trò chơi dân gian – hát múa dân ca”
Hoạt động ngoại khóa “Sinh hóa – Tiếng Anh” của trường THCS Phan Chu Trinh chào đón năm mới 2014
Hoạt động ngoại khóa tổ bộ môn “Em yêu Văn học” của trường THCS Phan Chu Trinh năm học: 2013-2014
Trường THCS Phan Chu Trinh tổ chức Lễ sơ kết học kỳ 1 trong học sinh thông qua giờ chào cờ đầu tuần theo xuất học ngày 06/01/2014 – năm học 2013-2014
KẾ HOẠCH ÔN TẬP VÀ THI HKI NĂM HỌC : 2013-2014
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG HIV / AIDS NĂM 2013
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV / AIDS NĂM 2013
Trường THCS Phan Chu Trinh tổ chức Hội thi “Tuyên truyền An toàn giao thông” năm học 2013-2014
Trường THCS Phan Chu Trinh tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ Âm nhạc-Mỹ thuật năm học: 2013 -2014
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH HÂN HOAN CHÀO ĐÓN KỶ NIỆM 31 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 – 20/11/2013) & SƠ KẾT THI ĐUA ĐỢT I NĂM HỌC: 2013 -2014
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VỚI CHỦ ĐỀ “HÁT VỀ THẦY CÔ GIÁO VÀ MÁI TRƯỜNG”
PHONG TRÀO THI ĐUA “DẠY TỐT-HỌC TỐT”
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG “NGÀY THẾ GIỚI TƯỞNG NIỆM CÁC NẠN NHÂN TỬ VONG VÌ TAI NẠN GIAO THÔNG” TẠI KHÁNH HÒA NĂM 2013 - NĂM HỌC: 2013-2014
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH TỔ CHỨC CUỘC THI ĐƠN CA –GIỌNG HÁT HAY “CHIM HỌA MY” LẦN THỨ 4 - NĂM HỌC: 2013 - 2014
DANH SÁCH HỌC SINH GIỎI HUYỆN VÀ THAM GIA BỒI DƯỠNG TỈNH NĂM HỌC 2013-2014
QUI ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH KHỞI ĐỘNG HỘI THI “TRI THỨC HỌC ĐƯỜNG” VÒNG 1 – NĂM THỨ III NĂM HỌC: 2013 -2014
KẾ HOẠCH Tổ chức Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường Năm học: 2013 - 2014
KẾ HOẠCH Tổ chức Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường Năm học: 2013 - 2014
KẾ HOẠCH Dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật Năm học: 2013 - 2014
HỘI THI “MÚA HÁT TẬP THỂ” HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP KHỐI 7 CỦA TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH NĂM HỌC 2013 -2014
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH TỔ CHỨC KỶ NIỆM 83 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI LH PHỤ NỮ VIỆT NAM (20/10/1930-20/10/2013)
công văn số 660 - BGDĐT - NGCBQLGD hướng dẫn đánh giá giáo viên theo thông tư 30
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CHI ĐOÀN NH: 2013 -2014
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH TỔ CHỨC HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2013 -2014
QUY CHẾ LÀM VIỆC TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH NĂM HỌC: 2013- 2014
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÁN BỘ CÔNG CHỨC – VIÊN CHỨC NĂM HỌC: 2013 - 2014
BÀI THAM LUẬN CỦA EM NGUYỄN PHƯỢNG HÀ LỚP 8.7 TẠI ĐẠI HỘI LIÊN ĐỘI NĂM HỌC 2013-2014
BÀI THAM LUẬN CỦA EM NGUYỄN ĐỖ PHƯƠNG NGUYÊN TẠI ĐẠI HỘI LIÊN ĐỘI NĂM HỌC 2013-2014 “GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP XANH, SẠCH, ĐẸP”
BÁO CÁO THAM LUẬN CỦA EM NGUYỄN NGỌC UYÊN THANH 9/6 TẠI ĐẠI HỘI LIÊN ĐỘI
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI LIÊN ĐỘI NH: 2013 -2014
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CHA MẸ HỌC SINH NĂM HỌC 2013 -2014
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH TỔ CHỨC TUYÊN TRUYỀN CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY NĂM 2013
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH HÂN HOAN CHÀO ĐÓN NĂM HỌC MỚI 2013 - 2014
LỊCH THI LÊN LỚP NĂM HỌC 2013-2014
LỊCH ÔN TẬP THI LÊN LỚP NĂM HỌC 2013-2014
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH TƯNG BỪNG TRONG NIỀM VUI CỦA BUỔI LỄ TỔNG KẾT VÀ PHÁT THƯỞNGNĂM HỌC 2012- 2013
DANH SÁCH CÔNG NHẬN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG CÁC MÔN VĂN HÓA LỚP 8 Năm học: 2012-2013
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ & RÚT KINH NGHIỆM KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2012 - 2013
BẢNG ĐIỂM TBCN LỚP 6/1--> 6/5 NĂM HỌC 2012-2013
BẢNG ĐIỂM TBCN LỚP 6/6--> 6/9 NĂM HỌC 2012-2013
 Liên kết web
 Hình ảnh
 CLB sáng tác
151 Lý Tự Trọng, Diên Khánh
Tel: 058-6259077 / 3580336 / 2214346.
Email: c2pctrinh.dk@khanhhoa.edu.vn
Chịu trách nhiệm nội dung:....................................
Thiết kế bởi CenIT